Post Top Ad

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

[Re-Up Blog] Khoảng 700 dặm xanh là Hoa Cải Trắng - By Vuong0Phong


Khởi chuyện là việc cậu cả nhà cụ cử Nguyễn về thăm nhà giữa khi trời còn tiết thu, cứ chiếu theo thông lệ là sau đợt đại hàn hoặc có khi muộn hơn thế mới thấy xe cậu về, người trong làng đã coi là một điều lạ. Có người mò đoán: hay là cụ cử Nguyễn lâm trọng bệnh? Bậy, sớm nào chẳng thấy cụ cùng lão bộc chèo thuyền ngoài hồ lấy sương về pha trà. Có khi nào cậu cả làm việc phạm luật nhà nước nên trốn về không? Một người đập bàn cái bốp chửi thằng nào nói càn thế; người từ tốn hơn thì cười, nói: Cụ cử Nguyễn là ngườicó đức, sống một đời trọn vẹn chữ nghĩa, cậu cả ngay từ bé đã thừa hưởng cái tính ấy, cậu thông thạo cả sách thánh hiền lẫn chữ tây, các cụ cự Nho trong làng yêu mến cậu, các quan trên huyện muốn trọng dụng cậu, việc cậu làm quản đốc đồn điền cao su trong ấy cũng là do đích thân quan tri huyện, vốn là học trò cũ của cụ cử Nguyễn, muốn báo ân thầy, thiết tha xin cụ mà nên. Bây giờ tìm một người có tài vừa hiểu biết lễ nghi tiết tháo, vừa có thể giao tiếp được với quan tây, lại có đức hạnh như cậu cả khó lắm. Có người như chợt vỡ lẽ ra điều gì, đứng vụt dậy nói lớn rằng: hay là cụ cử muốn cưới vợ cho cậu cả? Một thoáng im lặng, rồi người ta gật gù: có thể lắm, cậu cả năm nay tính ra cũng tới tuổi thành gia lập thất rồi. Vừa hay khi ấy có một người nhà cụ cử vào hỏi mua loại Trảm Mã trà thượng hạng, mọi người liền xúm tới hỏi chuyện.
-          Đợt này vốn không phải cụ đánh điện cậu cả về. Đây là ý của cậu. Người trong nhà ai cũng bất ngờ, còn cậu về vì việc gì thì không rõ lắm. Lạ một điều là gặp ai trong nhà, cậu cũng hỏi đất mình có trồng được cải ra hoa không, trồng như thế nào rồi khi nào trồng… Lạ thế đấy.
Cụ cử Nguyễn là một bậc cự nho có tiếng, tính tình vốn lấy cái hiền mà đối đáp người, còn việc trong nhà thì nhất nhất một chữ thương. Biết rõ thế đời không còn là chốn cho mình nữa, cụ rút về ở ẩn. Việc thế sự vẫn để mắt nhưng nhất nhất không động tới. Như thế hẳn là còn giữ được một chút “sĩ”.
Bữa nay cụ đang ngồi trên chiếc trõng tre ngoài hiên, cậu cả quỳ bên cạnh. Việc này rất đỗi lạ lùng. Cụ cử rất thương con, trước nay dẫu có giận lắm cũng chỉ trách mắng một đôi tiếng là cùng. Cứ nhìn cái khuôn mặt già nua lặng lẽ như cam chịu, ánh giận dữ phảng phất theo những cú nhướn mày kéo xệch cả một bên gò má, bọn gia nhân trong nhà lấy làm chết khiếp. Chỉ có cô hai dám mom men tới gần chạn bát cố nghe lén những tiếng nho nhỏ thưa chuyện của cậu hai, cũng tiếng được tiếng không mà thôi.
Cụ cử bám vào thanh cột cái mà vịn dậy, từ chối vai cậu cả đang chìa ra. Cái cột gỗ lìm nhẵn bong, chắc khỏe bữa nay trơn tuột, bàn tay cụ trượt dài, hẳn nếu cậu cả không đỡ kịp chắc cụ đến ngã mà đập đầu xuống nền gạch sứ mất. Cụ vịn vai cậu đi vào trong nhà, tới gần bàn thờ tổ thì cố gượng đứng thẳng rút 3 nén hương, nét mặt sầu thương thì thầm khấn vái.
-          Nếu ý con đã quyết thì cha cũng đến chịu. Một me Tây. Ừ, thì cũng có thể thành dâu nhà này…
Đêm ấy cụ cử Nguyên trằn trọc mãi không ngủ được. Nghĩ nhiều tới quyết định hồi chiều, cụ có phần ân hận. Bên ngoài cửa sổ, làn gió đêm thổi nhẹ và ấm đến lạ lùng chứa trong mình nó mùi thơm ngòn ngọt của hoa Quỳnh, hoa Ngọc Lan. Có con dế nào gọi rúc lên từng hồi mạnh mẽ, tiếng nó trong và vang quá, hẳn nếu không quá bận tâm mà quên đi sự việc quanh mình thì thế nào cụ Cử cũng dậy, cùng lão bộc xách đèn lồng bắt cho được con dế có tố chất của một chiến binh hùng cường này. Mãi đến canh 3, cụ mới thiếp ngủ được.
Không ai biết bảy trăm dặm là rộng bao nhiêu nhưng xét cả khu vực quanh làng thì chỉ có khoảng đất bỏ hoang phía bắc là rộng nhất. Nó chạy từ chân núi lão Ngũ, phía đông giáp với núi Hoàng Đăng, phía tây chạm tới con sông cái. Có lẽ cũng được 700 dặm? Chỉ có điều đất ở đó khô cằn, nhất là có nhiều sỏi quá, phần đất tốt nhất là ở phía bờ sông lại bị cây bụi chiếm cả, giá có muốn trồng cải cũng không chắc đã được.
Sớm nay, khi ngồi uống trà với cụ cử, cậu cả ngỏ ý muốn xem chỗ đất ấy. Cụ cử chỉ khẽ gật đầu rồi sau nói thêm rằng nên kêu thằng Cộc đi cùng. Cậu cả khẽ vâng, lặng lẽ thêm nước vào ấm đất nung nếu nước pha thêm một tuần trà nữa.
Tin cậu cả đi xem đất trồng cải đã lan nhanh ra khắp làng. Người ta tò mò không hiểu cậu cả sao lại muốn trồng nhiều cải đến vậy, nhà cụ cử đâu phải thiếu cái ăn cái mặc, bản thân cậu cả cũng được người ta trả mấy trăm đồng mỗi năm đấy sao? Thế nên lúc cậu cả đi ra cùng đứa hầu vào giữa buổi , quanh ngõ đã có nhiều người đứng đợi. Có người vờ như vô tình, có kẻ không chút ngại ngùng, nói lớn: anh em chờ cậu cả đấy ạ, rồi cả bọn đi theo, dọc đường còn kéo theo nhiều người nữa. Lúc tới nơi thì có đến nửa làng theo chân cậu cả, cái đám nhiễu loạn chống quan Tây ở cái làng này ngày trước có lẽ cũng chỉ đông tới thế thôi.
Khu đất này rộng thì quả có rộng nhưng cũng không tới được 3 dặm. Đất khô cằn, nhiều sỏi đá quá, đến cây cỏ bụi cũng héo hon, đang giữa thu mà mặt đất nứt nẻ vắt ngang vắt dọc. Cậu men xuống rìa sông thấy cói mọc dày đặc. Cậu lại đi quá lên hướng đông bắc đến khi thấy mấy ruộng lúa còi cọc thì ngừng lại, tỏ ra ngán ngẩm lắm. Dáng cậu như một thầy địa lý theo dấu sao trời tưởng đâu tìm được mảnh đất tốt phát tài lộc cho gia chủ đã nhờ cậy tìm nơi gửi bộ hài cốt đấng sinh thành nay chỉ thấy toàn một nỗi thất vọng. Cậu thở dài quay trở về, đoàn người theo cậu cũng lặng lẽ đi.
Sáng hôm sau rồi nhiều sáng sau nữa, người trong làng thấy cậu cả ra khu đất đó ngồi, lặng lẽ buồn, tiếng cậu thở dài nghe rõ rõ mồn một, sắc mặt cậu mỗi ngày thêm một u uất. Tới một ngày, cậu bỗng vùng chạy rồi trở lại với những giấy bản lớn, những thước dài rồi kẻ kẻ vẽ vẽ. Giấy chất thành đống dưới chân cậu, chúng cứ cao dần lên rồi thì chạm mắt cá cậu, rồi thì ống chân cậu. Cậu bảo cậu đang thiết kế lại cái cánh đồng này.
Đất trời đang chuyển mùa. Cái tiết thu vàng rực rỡ, miên man những cơn gió thu nhè nhẹ đang dần chuyển sang khí trời mùa đông. Gió đã mang hơi lạnh run rẩy những cành khô trơ trụi lá. Nhưng đó có là gì so với sự thay đổ lớn lao và mạnh mẽ của vùng đất này. Người ta ngỡ ngàng không còn nhận ra khoảng đất tưởng rằng vốn được sinh ra đã nất nẻ, khô cằn, chết chóc. Cậu cả đã khiến người ta giật mình. Một màu xanh trải khắp cả, những luống cải xanh chạy thẳng đều bên những rạch nước nhỏ lấy nước từ sông lên dường như cũng xanh trong như ngọc vậy. Cậu còn khai thông được con suối đã khô mấy năm nay.
Cậu cả đã vào lại trong ấy. Việc trồng cải được chuyển lại cho cô hai. Cô hai cho dựng ba cái chòi canh bằng tre, lợp mái bằng lá cọ, mỗi tối thường đốt lửa sáng tỏ ba góc cánh đồng.
 Đã quá ngày hẹn mà chưa thấy cậu về. Cụ cử sai người ra huyện đánh điện cho cậu mà lòng không khỏi lo lắng, bất an. Hôm sau có điện báo về nói cậu cả bận chút việc đột xuất, sẽ về muộn hơn, có lẽ tới ngày cúng ông công ông táo. Cuối miếng giấy có dòng viết riêng cho cô hai, cậu cả xin nhờ cậy cô hai hết mình chăm sóc cho cánh đồng rau cải xanh.
Càng đến gần ngày răm tháng chạp, trăng càng sáng hơn, soi tỏ được dáng người đi dạo hằng đêm. Người đó thường mặc cái áo trắng, khăn lụa choàng quang cổ. Cái dáng lấy làm yểu điệu thướt tha lắm. Ai cũng biết đó là cô hai nhà cụ cử Nguyễn đang trông coi cánh đồng rau.
Khi những củ thủy tiên được gọt, chăm chút cẩn thận đã nhú mầm trắng lên trong dinh cụ cử thì ngoài đồng, những cây cải xanh lớn, chắc khỏe cũng đang vươn nhanh những ngọn trắng như bạch ngọc mang những điểm nho nhỏ, xanh xanh. Rồi cũng tới ngày cậu cả về. Cậu thi lễ vội vàng, rồi không kịp thay đồ, mang cả giày tây chạy ra cánh đồng. Cậu ngỡ ngàng, vui mừng khi thấy những ngọn cải xanh rờn đang vươn lên đầy sức sống, những nụ hoa lớn dần, hứa hẹn sẽ bung nở những bông hoa trắng tinh khôi.
Buổi chiều ấy, gió bỗng đổi chiều, mây đen che phủ bầu trời. Trời càng tối, gió càng mạnh hơn. Đến đỉnh điểm, khi gió gào những tiếng thét kinh hồn, bầu trời tối đen đầy hăm dọa. Người trong nhà ai ai cũng sợ hãi, nhưng nét mặt cậu cả là xanh nhất. Khi gió đã dịu bớt thì mưa ào tới. Những giọt mưa to, tiếng rơi ào ào, nước chảy loang loáng mặt sân rồi nhanh chóng ngập cả vào trong nhà…
Đến cuối buổi chiều, mưa tạnh. Mặt trời lại hiện ra, đỏ rực, hắt những tia nắng chạy dài. Những cây cải nào trước vốn cứng cáp thì bị cơn gió đầu tiên cắt ngọn hết cả, những cây mềm hơn thì đổ lụi xụi, rồi bị xô, bị ép đổ rạp xuống đất. Mưa trộn bùn đất lấp nhiều khoảng cây. Xét lại thì có thể ví cảnh ấy giống một bãi chiến trường khi quân chiến bại bị đem hành quyết cả: kẻ bị chặt đầu, kẻ bị chém ngang lưng, lại có kẻ thê thảm hơn bị đẩy xuống hố sâu rồi bị lấp đất lên chôn sống. Máu chảy loang ngấm đỏ hết cả một khoảng đất rộng.
Khi cô hai mang cơm ra chòi, thấy cậu hai nằm trên sàn, đôi mắt đẫm lệ. Cô châm đèn, ánh sáng yếu quá, cô lại đốt thêm một ngọn nến, vẫn còn tối. Cô đốt thêm một cây nữa, rồi hai, ba… đến khi chỉ có chỗ cậu cả đang nằm và chỗ cô ngồi là không được thắp nến thì mới ngừng lại và ngạc nhiên thấy căn chòi sáng rực lên như thể nó là một khối sáng thuần khiết vậy. Có lẽ vì vậy mà họ không có bóng, ánh sáng đã xé tan những khoảng tối dù là nhỏ nhất, nếu không thì có thể  một khoảng tường sẽ hắt bóng đôi con người đang sát lại gần nhau, cúi tìm những khoảng sâu thẳm nhất của nhau, rồi như cuồng dại, động tác của họ nhanh lên, cái bóng không kịp ngắt hình,  giờ thì họ đã hòa làm một, những đong đưa lúc nhanh lúc chậm, có khi rung chuyển lại có lúc nhẹ nhàng êm ái như một con chuồn chuồn kim đạu xuống cành cây nhỏ. Tiếng rên rỉ, khoái lạc của họ đẫm ướt chòi rồi như một màng mỏng tràn ra ngoài rồi nương theo gió đánh thức một cụ cử già khỏi cái miệt mài mài ghiên viết một chữ “Nguyên” đánh hỏng nét cuối cùng.
-          Giờ em đã thuộc về anh, hãy nói em nghe những lời ngọt ngào.
***
// hết phần 1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

We’ll never share your email address with a third-party.

Labels

Sample Text

Labels

BÀI MỚI VIẾT

Labels

BÀI MỚI VIẾT